Họ 1:5 Nam_châm_samarium_coban

Ô nguyên tố trong cấu trúc tinh thể của hệ hợp chất SmCo5

Là loại nam châm dựa trên hợp chất SmCo5, với khoảng 36% khối lượng là nguyên tố đất hiếm samarium (Sm). Nam châm này lần đầu tiên được phát minh bởi Karl J. Strnat (phòng thí nghiệm Vật liệu Không quân Hoa Kỳ) vào năm 1966, cho tích năng lượng từ cực đại (B.H)max = 18 MGOe [3], sau đó, hàng loại các hợp chất từ cứng dựa trên cấu trúc này được phát triển thành họ vật liệu từ cứng RCo5 được nghiên cứu mạnh mẽ trong ngành từ học [4].

SmCo5 thuộc nhóm hợp chất RCo5 (R thường được dùng để ký hiệu các nguyên tố đất hiếm), có cấu trúc tinh thể lục giác. SmCo5 có hằng số dị hướng từ tinh thể bậc 1 K1 = 11,9.106 J/m3, từ độ bão hòa Ms = 840 kA/m và nhiệt độ Curie TC = 1003 K, trường dị hướng HA = 28,6 T. Loại nam châm này có khả năng cho tích năng lượng từ cực đại (BH)max lớn nhất tới 28,5 MGOe (220 kJ/m3) [5].

Điểm khác biệt cơ bản của nam châm Samarium-Côban so với các nam châm đất hiếm khác (ví dụ như nam châm Neodym) là nó có nhiệt độ Curie rất cao, đồng thời sự suy giảm tính chất theo nhiệt độ rất thấp, do đó được sử dụng trong các ứng dụng nhiệt độ cao (có thể tới hơn 500oC) mà không loại nam châm nào khác có thể hoạt động. Một tham số được quan tâm của loại nam châm này là hệ số suy giảm của từ dư theo nhiệt độ (reversible temperature coefficient, RTC), được định nghĩa bởi sự suy giảm của từ dư, Br theo nhiệt độ:

R T C = Δ B r B r × 1 Δ T {\displaystyle RTC={\frac {\Delta B_{r}}{B_{r}}}\times {\frac {1}{\Delta T}}}

Đối với nam châm SmCo5 nguyên thủy, hệ số RTC là âm, có nghĩa là từ dư sẽ bị suy giảm theo nhiệt độ. Tuy nhiên, gần đây, người ta có nhiều cải tiến như bổ sung các phụ gia, tạo ra các pha phụ trong nam châm có hệ số RTC dương để bù trừ, tạo ra độ suy giảm hầu như bằng 0.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam_châm_samarium_coban http://www.mademagnet.com/samarium-cobalt-magnets.... http://www.magnetsales.com/SMCO/Smco1.htm http://www.rare-earth-magnets.com/magnet_universit... http://link.aip.org/link/?JAPIAU/93/8683/1 http://dx.doi.org/10.1016/S1002-0721(08)60172-6 http://dx.doi.org/10.1016/j.jmmm.2003.12.457 http://dx.doi.org/10.1109/20.102931 http://ieeexplore.ieee.org/xpl/freeabs_all.jsp?arn... https://web.archive.org/web/20090828084149/http://... https://web.archive.org/web/20100103015819/http://...